Sự trỗi dậy của Bunyashiri Öljei_Temür_Khan

Nắm bắt cơ hội, Bunyashiri tuyên bố mình là Khả hãn mới với danh hiệu Öljei Temür (Өлзий төмөр) tại Beshbalik vào năm 1403 và hầu hết các gia tộc Mông Cổ đã sớm quy thuận về phía ông. Tướng Arughtai của bộ chỉ huy Asud thừa nhận sự tin tưởng tuyệt đối vào ông. Mối liên kết trực tiếp của Oljei Temür Khan Bunyashiri của dòng dõi Thành Cát Tư Hãn chỉ củng cố thêm vị trí của ông: mặc dù Örüg Temür Khan tuyên bố mình là Khả hãn, yêu sách của ông không được hầu hết các gia tộc Mông Cổ công nhận. Triều đình nhà Minh đẩy mạnh chiến thuật chia rẽ và cai trị Mông Cổ bằng cách phái một hoạn quan là Vạn An đến để giúp Bunyashiri.[3] Örüg Temür Khan Guilichi đã sớm bị đánh bại và mặc dù con trai của Guilichi vẫn tiếp tục đấu tranh cho vị trí của Khả hãn cho đến khi ông ta qua đời vào năm 1425, họ không bao giờ có thể gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lực lượng của Bunyashiri, vì kẻ thù chính của chính quyền Bunyashiri là nhà Minh.

Năm 1409, triều đình nhà Minh ban cho các lãnh đạo Oirat danh hiệu vương (王; vua chư hầu hay thân vương), làm trầm trọng thêm cuộc xung đột Mông Cổ-Oirat. Oljei Temür Khan đã tấn công Liên minh Bốn Oirat nhưng thất bại trong việc khuất phục các đối thủ cứng đầu của mình.

Sau khi nghe tin một nhà cai trị thuộc dòng dõi Bột Nhi Chỉ Cân mới củng cố quyền lực của mình đối với những người Mông Cổ, hoàng đế Vĩnh Lạc sai sứ sang yêu cầu Öljei Temür Khan phải thần phục nhà Minh. Triều đình Mông Cổ đã quyết định từ chối yêu cầu thần phục và giam giữ sứ thần nhà Minh. Arughtai xử tử một sứ giả nhà Minh khác vào năm 1409.[4] Một cuộc chinh phạt của nhà Minh do Khâu Phúc (丘福) lãnh đạo đã bị quân Mông Cổ đánh tan và Khâu Phúc cùng một số tướng chỉ huy khác đã mất mạng dưới tay Arughtai vào ngày 23 tháng 9 năm 1409.[5]